Các thực phẩm cần tránh

Măng tươi gây ngộ độc nếu không được chế biến đúng cách

Cập nhật655
0
0 0 0
Măng là một thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam với nhiều cách chế biến. Măng tươi là loại thực phẩm chứa khá nhiều chất xơ - một trong những chất rất cần thiết cho quá trình tiêu hóa của con người. Tuy nhiên, việc sử dụng măng tươi không đúng cách lại hết sức nguy hiểm. Bởi, măng tươi chứa rất nhiều Cyanide – một độc tố có khả năng gây ngộ độc cho con người.

Tại sao măng tươi lại gây ngộ độc?
Cyanide là một gốc Acid (-CN) mà hợp chất của nó bao gồm các muối hoặc Acid, có đặc tính rất độc, liều gây tử vong qua đường tiêu hoá là 1 mg/kg trọng lượng cơ thể. Trong măng tươi có hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.

Bên cạnh loại độc tố có sẵn trong mình theo các chuyên gia các loại măng tươi bán trên thị trường còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngây mất ăn toàn thực phẩm khi sử dụng các chất tẩy măng đang ngày càng phổ biến. Chất làm trắng kali sunfit và bột sắt công nghiệp cũng là 2 chất được nhiều tiểu thương sử dụng trong việc tẩy trắng măng . Đây là chất sử dụng phố biển xử lý bề mặt và mài mòn đánh bóng của ô tô, hàng không, máy móc, nhựa giày da, sản phẩm gỗ… Hiện nay, đã cấm tuyệt đối không được làm phẩm gia thực phẩm trong bất kì trường hợp nào bởi vì nó gây ung thư, viêm phổi ,hoại tử gan…Tuy nhiên vì lợi nhuận các tiểu thương đã sử dụng những chất này để tẩy măng và bảo quản măng giúp măng trắng tươi lâu và bắt mắt.

Biều hiện của ngộ độc măng tươi
Tùy theo hàm lượng Cyanide có trong măng mà người ăn có biểu hiện ngộ độc ở mức độ nặng, nhẹ khác nhau. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn măng khoảng từ 5 - 30 phút. Trường hợp nhẹ, biểu hiện sợ hãi, lo lắng, chóng mặt, đau đầu, rối loạn ý thức, buồn nôn, nôn, kích thích niêm mạc đường hô hấp…
Trường hợp nặng có biểu hiện co giật, cứng hàm, duỗi cứng, giãn đồng tử, suy hô hấp, tím tái, hôn mê. Nặng hơn nữa sẽ ngừng thở, tim đập nhanh và không đều, rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, là nguyên nhân chính gây tử vong sau vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.
Xử trí ngộ độc măng
Khi người ăn nhiều măng xuất hiện các dấu hiệu trên, cần ngay lập tức giúp nạn nhân nôn, có thể gây nôn bằng cách uống đầy nước rồi móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Làm hô hấp nhân tạo nếu ngừng thở, đưa ngay nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.

Đề phòng ngộ độc măng
Mỗi kg măng củ có khoảng 230mg Cyanide, có thể gây tử vong ngay tức thì cho hai đứa trẻ hơn một tuổi. Khi luộc sôi khoảng 12 giờ, hàm lượng Cyanide vẫn còn khoảng 160mg trong mỗi kg. Nhưng nếu luộc và ngâm nước lâu ngày, khi măng đã ngả màu vàng và mùi chua, thì hàm lượng Cyanide chỉ còn chưa đầy 9mg trong mỗi kg. Để tránh ngộ độc khi ăn măng, cách tốt nhất là phải luộc măng thật kỹ, khi luộc thay nước nhiều lần, ngâm măng đủ thời gian trước khi sử dụng.

- Khi chọn măng  tươi thì chọn những củ có hình thô, to nhỏ đều nhau,không cong giòn nhưng không non, không có lá vàng, không héo, lá nát, bề mặt không có đốm, vỏ mỏng. Trường hợp măng có màu vàng trắng bất thường, có mùi hôi thì không nên sử dụng.
- Măng tươi mới mua về cần bóc vỏ đem luộc nhiều lần mỗi lần luộc xong thì xả bằng nước sạch. Khi thử thấy mềm, bớt đắng thì dùng chế biến món ăn.
- Không nên ăn quá nhiều măng tươi trong 1 tuần. Người già trẻ em người mới ốm dậy nên hạn chế ăn măng tươi.

Những quan niệm sai lầm như uống nước măng tươi để hạ sốt và chữa bệnh, không nấu kỹ măng vì sợ mất chất, măng ngâm dấm chưa đủ thời gian đã ăn… sẽ là những nguyên nhân chính gây nên tình trạng ngộ độc măng.   
 
 
NguồnThành Long (Tổng hợp)
Lượt xem11/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng