Tin tức thuần chay

Công dụng của tỏi đen khiến bạn bất ngờ

Cập nhật986
0
0 0 0
Nhờ thành phần giàu chất chống oxy hóa, công dụng của tỏi đen được biết đến như một “anh hùng” bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do gây hại, làm chậm tiến trình lão hóa, ngăn ngừa và hỗ trợ các bệnh tim mạch, tiểu đường.
Tỏi đen là tỏi được làm từ tỏi trắng thông thường. Quá trình này được thực hiện bằng cách nung nóng toàn bộ củ tỏi với nhiệt độ khác nhau trong suốt vài tuần, một quá trình tạo ra nhân (tép tỏi) màu đen. Hương vị của tỏi sau xử lý trở nên ngọt như sirô với vị dấm balsamic hoặc vị quả me.
Nghiên cứu về công dụng của tỏi đen
Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ (Khoa Y học cổ truyền, ĐH Y Dược TP HCM) cho biết từ xưa, dân gian đã dùng tỏi như một phương thuốc tự nhiên đơn giản mà hiệu quả chữa các bệnh thường gặp như cúm, nhiễm trùng, viêm, siêu vi… Đặc biệt ở Việt Nam có một loại tỏi mang tên là tỏi cô đơn hoặc tỏi một nhánh, được trồng nhiều ở các tỉnh miền Trung. Các nhà nghiên cứu đánh giá đây là loại thảo dược quý.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, trong thành phần của tỏi cô đơn chứa nhiều hợp chất hữu ích như 18 axit amin, SOD enzin-polyphenol (phòng chống ung thư), S-allyl cysteine (giảm mỡ trong máu)… Những chất này đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ tế bào gan, giảm cholesterol, ngăn ngừa xơ cứng động mạch, bảo vệ tim mạch, ổn định huyết áp, kiểm soát tiểu đường, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, hỗ trợ điều trị ung thư, chống mất ngủ kinh niên, giúp ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hóa…
Theo bác sĩ Tấn Vũ, tỏi cô đơn chứa nhiều dược chất tốt nhưng lại có nhược điểm là mùi nồng khó chịu, do đó không phải ai cũng thích loại gia vị này. Để khắc phục nhược điểm trên, các nhà khoa học đã tìm cách khử mùi nhưng vẫn giữ những dược chất tốt của tỏi bằng cách lên men tự nhiên để tạo ra tỏi đen mà không cần sử dụng chất phụ gia.
Sở dĩ tỏi sau khi lên men chuyển sang màu đen là do sự trao đổi chất trong quá trình lên men khép kín tạo ra các axit amin và melanoidin làm tỏi chuyển hóa thành màu đen. Đổi lại, củ tỏi sau khi lên men sẽ bớt đi mùi hăng và vị cay, ngọt và dẻo gần giống hương vị của trái cây sấy khô. Hơn nữa, quá trình lên men không làm mất thành phần dược lý của tỏi mà còn tăng sinh các hợp chất này với hàm lượng cao gấp từ 10 lần so với tỏi tươi.
“Việc bổ sung tỏi đen vào khẩu phần ăn hàng ngày có lợi cho sức khỏe của tất cả mọi người, đặc biệt những người bị huyết áp cao, mỡ máu, suy giảm chức năng gan, mất ngủ kinh niên”, bác sĩ Vũ khuyên.
Công dụng của tỏi đen
Chống oxy hóa, ngừa bệnh tật
Tỏi đen có tính oxy hóa rất cao giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tổn hại do các gốc tự do mang lại, chống khỏi bệnh tật, làm chậm lại quá trình lão hóa của cơ thể. Chính vì thế tỏi đen được biết đến là “thần dược” hỗ trợ điều trị các bệnh do các gốc tự do gây ra như: bệnh tim, viêm khớp, bệnh Alzheimer.
 
Phòng chống và điều trị ung thư
Trong tỏi đen có hợp chất sulfur hữu cơ, dẫn chất của tetrahydro carboline có hoạt tính mạnh dọn gốc tự do và ức chế quá trình lipid hóa cao. Dịch chiết từ tỏi đen còn có tác dụng kháng lại các tế bào khối u, giúp phòng trống và kìm hãm sự phát triển tế bào ung thư hiệu quả. Cơ chế tác dụng của tỏi đen là thông qua con đường kích thích miễn dịch, loại trừ khả năng di căn của các tế bào khối u.
Đặc biệt, tỏi đen giàu hàm lượng hoạt chất SAC, làm giảm sự phát sinh của khối u ruột kết và các tụ điểm ẩn khác thường – những dấu hiệu lâm sàng sớm nhất của ung thư ruột kết.
Với những tác dụng rất lớn cho sức khỏe mà tỏi đen đang được thế giới rất ưa chuộng, đặc biệt là tại Nhật Bản, Hàn Quốc…
Ở thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc, dù giá tỏi đen lên tới 4-5 triệu đồng/kg nhưng nhu cầu sử dụng vẫn rất cao. Tại Việt Nam, Học viện Quân y là đơn vị đầu tiên nghiên cứu thành công công nghệ lên men tỏi đen với nguyên liệu là tỏi Lý Sơn, tỏi Phan Rang,.. và có giá khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng/kg.
Bảo vệ các tế bào gan
Nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học đại học dược Chungbuk (Hàn Quốc) cho thấy, tỏi đen có tác dụng rất tốt trong việc ức chế gây tăng cao men gan (AST và ALT). Đặc biệt, khi dùng tỏi đen điều trị cho các bệnh nhân bị gan nhiễm mỡ hay gặp phải những vấn đề tổn thương về gan khác thì hiệu quả đưa lại rất cao.
 
Hỗ trợ điều trị huyết áp cao và các bệnh về tim mạch
Các hợp chất Polyphenol, Ajoene và S-allyl-L-cysteine trong tỏi đen có khả năng loại trừ gốc tự do trong huyết tương đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị tăng huyết áp. Cụ thể, theo nghiên cứu của Đại học Akita (Nhật Bản), nếu sử dụng tỏi đen đều đặn sau 14 ngày, những người có tiền sử bệnh cao huyết áp sẽ có chỉ số huyết áp giảm đáng kể (trung bình giảm khoảng gần 35 %).
 
Phòng ngừa, hỗ trợ bệnh tiểu đường
Theo các nhà khoa học Nhật Bản, sử dụng tỏi đen trong 7 ngày, nồng độ cholesterol tổng và lượng triglyceride trong huyết thanh sẽ giảm rõ rệt và làm tăng hàm lượng HDL-cholesterol.
Không chỉ có tác dụng hạ đường huyết và cholesterrol máu, tỏi đen còn cải thiện tính nhạy với insulin và rối loạn lipid máu. Với tính năng chống oxy hóa mạnh, tỏi đen được biết đến là nguyên liệu ngăn chặn hiệu quả các biến chứng do tiểu đường gây ra.
Cách chế biến và sử dụng tỏi đen
Khác với tỏi tươi mùi nồng khó chịu, thì tỏi đen rất sử dụng. Tỏi đen có thể ăn trực tiếp, ngâm rượu hoặc ép lấy nước.
Ngâm rượu: Tỏi đen ngâm rượu: Ngâm tỏi đen với rượu, tốt nhất là nếp nguyên chất không có cồn. Uống mỗi ngày ít nhất một lần, mỗi lần 50 ml.
Ép lấy nước: Mỗi lần ép cho 3-5 nhánh tỏi thêm một chút nước ấm vào ép cùng, sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh. Uống nước tỏi đen hàng ngày sẽ rất tốt cho sức khỏe đấy.
Tỏi đen nguyên củ, bóc vỏ ăn trực tiếp. Khi ăn, nên nhai kỹ, các thành phần của tỏi sẽ phát huy công dụng tốt hơn. Liều lượng từ một đến 3 củ mỗi ngày.
Có thể xắt thành lát nếu ăn chưa quen. Tóm lại, dù dùng dưới hình thức nào, tỏi nên được nghiền, nhai hoặc giã nát sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
 Lưu ý khi dùng tỏi đen
  • Tìm mua tỏi ở những nơi uy tín, chất lượng, có nhãn mác địa chỉ và hạn sử dụng rõ ràng để đảm bảo chất lượng tỏi đen.
  • Không dùng tỏi đen hết hạn sử dụng, không dùng tỏi đã bị mốc.
  • Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi dùng.
  • Nếu ăn trực tiếp nên nhai kỹ để tỏi đen phát huy hết tác dụng.
  • Nếu uống rượu ngâm tỏi đen thì không nên uống nhiều, chỉ khoảng nửa ly nhỏ uống trà, nếu uống nhiều mà cơ thể không hấp thụ hết gây lãng phí.
  • Bạn nên ăn tỏi đen lúc bụng rỗng, trước khi ăn sáng.
  • Bạn không nên ăn quá nhiều trong 1 ngày. Liều lượng ăn tỏi đen là nên ăn 1–2 củ trong 1 ngày.
  • Bà mẹ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Bạn có thể tìm cách làm tỏi đen ngay tại nhà để cảm thấy an tâm hơn so với việc mua tỏi đen ở ngoài. Tuy nhiên, hãy cẩn thận trong khâu chế biến để chắc chắn vẫn đảm bảo được tác dụng tỏi đen nhé!
NguồnTổng hợp
Lượt xem10/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng