Chức năng thận

Ăn chay như thế nào để tốt cho thận

Cập nhật2088
0
0 0 0
Tìm hiểu ngay vai trò và chức năng của thận trong cơ th
Chức năng của thận chính là lọc máu cơ thể, tuy nhiên vai trò của chính của thận còn được biết đến nhiều hơn thế. Chính vì vậy để biết chức năng của thận cũng như tầm quan trọng của thận đối với cơ thể, bạn hãy tham khảo bài viết sau đây.
 
 1. Đặc điểm của thận đối với cơ thể
Thận là một cơ quan trong hệ tiết niệu, được biết đến là cơ quan bài tiết chính của hệ tiết niệu trong cơ thể, trong đó vị trí của thận nằm sát thành sau của bụng, ở 2 bên cột sống gần thắt lưng chính. Hai bên thận nằm ngang đốt ngực cuối cùng, đến đốt thắt lưng L3 trong khung xương sườn. Thận phía bên phải nằm hơi thấp hơn so với thận ở bên trái khoảng 1 đốt sống.
Thận có hình hạt đậu màu nâu nhạt, mặt trước nhẵn bóng còn mặt sau sần sùi có một bờ lồi, và một bờ lõm, mỗi quả thận có kích thước chiều dài khoảng 10- 12m5cm, rộng từ 5-6cm và có trọng lượng khoảng 170g.

 2. Cấu tạo và chức năng của thận
Trong đó, cấu tạo và chức năng của thận được biết:
+ Cấu tạo của thận gồm: Ở chính giữa bờ cong phía trong là phần rốn thận, có ống niệu, dây thần kinh và mạch máu, vùng ngoài cùng là phần vỏ có màu đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm, phần kế tiếp là phần tủy và bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.
+ Quả thận được cấu tạo từ 1m2 triệu đơn vị thận, đây vừa là đơn vị cấu tạo vừa là đơn vị chức năng của thận, mỗi đơn vị chức năng thận gồm có cầu thận và ống thận.
 
Cấu tạo của thận trong cơ thể:
+ Cầu thận gồm quản cầu Malpighi và nang Bowman, trong đó Bowman chính là một túi bọc quả cầu, thành nang có nhiều lỗ nhỏ, quản cầu Malpighi có dạng hình khối cầu được tạo thành từ khoảng 50 mao mạch xếp song song. Ngăn cách giữa các nang và mao mạch là một màng lọc mỏng, có chức năng lọc các chất từ mao mạch.
+ Ống thận gồm ống lượn xa, ống lượn gần và quai Henle, dịch lọc từ nang đổ vào ống lượn gần, sau đó đi đến quai Henle. Ở đầu lên của quai Henle tiếp với ống lượn xa, từ ống lượn xa dịch lọc đổ vào ống góp. Ống góp không thuộc đơn vị thận, có chức năng nhận dịch lọc từ một số nephron để đổ vào bể thận.

Chức năng của thận
Thận làm nhiệm vụ lọc máu và các chất thải thận sẽ lọc các chất thải và giữ lại protein và các tế bào máu, các chất thải được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
Thận còn biết đến với chức năng điều hòa thể tích máu, thận giữ vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào trong cơ thể, bằng cách sản xuất nước tiểu. Do vậy, khi chúng ta uống nước nhiều thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên, và ngược lại khi uống ít nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.
Trong đó, thận còn giúp hòa các chất hòa tan trong máu, độ pH của dung dịch ngoại bào và quá trình tổng hợp của các tế bào máu, thận giúp điều hòa nồng độ các ion có trong máu. Bên cạnh đó thông qua việc tổng hợp vitamin D, giúp hỗ trợ kiểm soát các icon canxi trong máu.

 3. Để giúp thận khỏe mạnh bạn nên biết
Những thực phẩm tốt cho thận luôn là điều được nhiều người quan tâm, bởi vì chức năng của thận giữ vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Sau đây là một số thực phẩm bạn nên bổ sung vào thực đơn:
– Ớt chuông đỏ được biết đến có công dụng tuyệt vời đối với thận, vì chứa hàm lượng kali thấp, lượng kali trong máu cao sẽ khiến cho thận khó đào thải, dẫn đến bệnh suy thận mãn tính. Trong đó, ớt chuông đỏ lại chứa các chất oxy hóa mạnh như vitamin A, C, B6 và các dưỡng chất khác tốt cho sức khỏe.
– Cải bắp chứa nhiều kali có lợi cho gan và thận, trong rau bắp cải rất giàu chất phytochemical giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh mãn tính như ung thư.  Đồng thời bắp cải rất giàu các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B6, K, C và axit folic.
– Súp lơ một loại rau họ cải, bổ sung các dưỡng chất tốt cho thận, trong súp lơ rất giàu axit folic và chất xơ nên sẽ giúp làm sạch thận và tăng cường sức khỏe.
– Măng tây có tác dụng làm sạch thận, đồng thời ngăn ngừa sỏi thận và hỗ trợ thận thực hiện các chức năng bình thường.
– Cải xoăn là một loại rau họ cải, có lợi cho thận vì được biết đến chứa ít kali, trong cải xoăn có chứa nhiều vitamin A, C, canxi và các khoáng chất quan trọng, có công dụng hỗ trợ thận.

Hỗ trợ điều trị và cải thiện chức năng của thận bằng thực phẩm chay
1. Nên hạn chế ăn các thực phẩm
Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm như hải sản, thịt lợn, thịt da cầm, trứng, sữa…chỉ bổ sung từ 150-200g mỗi ngày.
Tránh sử dụng quá nhiều muối, ăn nhạt hoàn toàn nếu bị phù.
Tránh các thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh, đồ nướng, rán, vì các thực phẩm này đều giàu natri, sử dụng nhiều sẽ không tốt cho thận
Hạn chế ăn quá nhiều thực phẩm giàu kali và phốt-pho như: cam, chuối, nho, hạt điều, hạt dẻ, socola, pho-mat, cua, lòng đỏ trứng, thịt thú rừng, đậu đỗ…
 

2. Thức ăn nên dùng
Chất bột (khoai lang, khoai sọ, sắn, miến dong);
Chất đường (đường, mía, mật ong, hoa quả ngọt);
Chất béo (có thể ăn khoảng 30-40g một ngày, ưu tiên chất béo thực vật);
Bổ sung canxi (sữa), bổ sung vitamin (nhóm B, C, acid folic…).
Ăn nhiều rau xanh, củ quả…
Ngoài ra, theo Erin Sundermann, chuyên khoa dinh dưỡng tại Đại học Y California San Diego School, một số loại quả có khả năng sản sinh Estrogen và điều hòa hoạt động của nội tiết tố giúp tăng cường chức năng thận ở nữ giới như đậu xanh, dưa chuột, cà chua, cà rốt. Còn ở nam giới nên ăn nhiều mật ong, trứng, hàu… để thận luôn khỏe mạnh.
Nước uống: người bị chức năng thận suy giảm nên sử dụng lượng nước uống hàng ngày = 500ml + lượng nước tiểu hàng ngày (tổng nước uống + nước canh trong bữa ăn…); hạn chế đồ uống có ga, cồn (bia, rượu…).

3. Thường xuyên luyện tập, vận động, thực hiện các bài tập giúp khỏe thận
Tập luyện là một cách giúp giảm huyết áp đồng thời tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn. Thận phải đảm bảo nhiệm vụ lọc máu cho cả cơ thể nên chịu áp lực rất lớn. Do đó, khi thận yếu sẽ khiến cơ thể có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
Theo Debby Herbenick, dược sĩ học kiêm tư vấn viên y khoa tại Đại học Indiana (Mỹ) cho hay, có đến 114 lít máu bơm qua thận mỗi ngày. Do vậy, người bị chức năng thận suy giảm nên thường xuyên đi bộ, đi xe đạp hoặc vận động ngoài trời. Những bài tập này giúp tăng cường lưu thông huyết áp, gia tăng hiệu quả làm việc của thận, đồng thời giảm những vấn đề về cơ khớp.
 
 4. Một số bài tập giúp tăng cường chức năng của thận
+ Chà xát 2 vành tai
+ Massage phần bụng dưới
+ Xoa bóp gan bàn chân
+ Nắm chặt tay
+ Đi bằng gót chân
 
5. Bổ sung các sản phẩm thảo dược, giúp tăng cường chức năng của thận
Bên cạnh việc chú trong chế độ dinh dưỡng và luyện tập, người bị chức năng thận suy giảm cần lưu ý chú trọng tìm hiểu và sử dụng thêm các sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thận có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên. Đặc biệt, những người bị thận yếu mắc chứng tiểu đêm từ 2 lần/đêm hoặc mắc các bệnh có nguy cơ dẫn đến suy thận như sỏi thận, cao huyết áp (tăng xông, lên máu), đái tháo đường (tiểu đường)…
 
Ăn chay như thế nào để tốt cho thận và sức khỏe con người
Trong quan niệm của nhiều người, ăn chay có nghĩa là ăn rau, tức là chỉ ăn rau, củ, trái cây… và loại bỏ hoàn toàn các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật. So với chế độ dinh dưỡng tạp, chế độ ăn chay với các thực phẩm từ thực vật có rất nhiều ưu điểm. Chất đạm trong thức ăn thực vật thường dễ tiêu hóa hấp thu hơn, ít gây dị ứng hơn và cơ thể dễ dàng sử dụng hơn.
Giữ thận sạch và ngừa hình thành sỏi thận là điều quan trọng vì thận giúp thanh lọc máu, đẩy độc tố khỏi cơ thể. Bạn có thể giữ sạch thận bằng cách ăn uống hợp lý. Thế nhưng, những người ăn chay thì ít nhiều bị hạn chế về thực phẩm. Sau đây là những thực phẩm chay tốt nhất giúp bảo vệ thận.
Bắp cải: Đây là loại rau tốt cho thận vì bắp cải có hàm lượng kali thấp và giàu vitamin K.
Nho đỏ: Chứa nhiều resveratrol, một loại flavonoid rất tốt cho tim và thận. Ăn nho đỏ giải độc và làm sạch thận.
Dâu tây: Hàm lượng chất chống ô xy hóa, magiê, vitamin C và chất xơ trong dâu tây tốt cho thận và tim.
Rau cần tây: Những người ăn chay có thể ăn rau cần tây để bảo vệ thận và sức khỏe tổng thể. Loại rau nhiều lá này được sử dụng để điều trị sỏi thận vì nó làm sạch thận và thanh lọc thận.
Súp lơ: Rất giàu vitamin C và ít kali. Vì vậy, súp lơ là một thực phẩm tốt giúp làm sạch thận và giải độc.
Táo: Cải thiện tiêu hóa và cũng dễ tiêu hóa. Táo giàu chất xơ và có đặc tính chống viêm tốt cho sức khỏe tổng thể.
Gừng: Là một gia vị thơm, những người ăn chay có thể thêm vào món ăn của mình. Gừng có đặc tính kháng viêm, làm sạch thận và thanh lọc máu.
Quả mâm xôi: Chứa một hợp chất gọi là a xít ellagic giúp loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể.
Ớt chuông đỏ: Bạn có thể thêm ớt chuông đỏ vào chế độ ăn bảo vệ thận vì thực phẩm này giàu vitamin A, C, B6, a xít folic và chất xơ. Ớt chuông đỏ cũng có hàm lượng kali thấp để bảo vệ chức năng của thận.
Sữa chua: Cải thiện tiêu hóa và là một trong những thực phẩm tốt cho thận. Các lợi khuẩn probiotic trong sữa chua làm sạch thận. Chế độ ăn chay nên bao gồm sữa chua.
Dầu ô liu: Thời gian gần đây, dầu ô liu được sử dụng rộng rãi vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dầu ô liu cũng tốt cho thận. Ngoài ăn các loại thực phẩm trên, bạn cũng cần uống nhiều nước để có thận khỏe mạnh và luôn sạch.
 
Những lợi ích tuyệt vời của phương pháp ăn chay
Phương pháp điều trị bệnh bằng cách ăn “gạo lứt, muối vừng” được gọi là “phương pháp thực dưỡng” (Macrobiotics), ra đời bởi giáo sư người Nhật có tên Sakurazawa Nyoichi – mà bây giờ, người ta vẫn quen gọi là phương pháp Oshawa. Hiện nay phương pháp Oshawa trở nên phổ biến đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh.
 
Chế độ ăn gạo lứt – muối vừng
Có hiệu quả đặc biệt với hai căn bệnh gây tử vong nhiều nhất hiện nay là tim mạch và ung thư. Cả hai loại bệnh trên, theo các nghiên cứu khoa học đều có liên hệ mật thiết với thực phẩm nhiều chất đạm động vật và nhiều chất béo bão hòa, cholesterol, ít chất xơ mà chúng ta ăn hàng ngày. Thủ phạm gây bệnh tim mạch chính là cholesterol gây xơ vữa động mạch, gây hẹp mạch máu, còn đối với bệnh ung thư thì cholesterol và chất béo bão hòa, có khuynh hướng thúc đẩy một số tế bào ung thư phát triển, nhất là ung thư vú.
 
Sự chuyển hóa thành năng lượng của chúng có tác dụng kích thích đối với hormon sinh dục nữ, mà các hormon nữ lại có tác dụng thúc đẩy sinh ra ung thư vú, ung thư tử cung và ung thư buồng trứng.
Vì vậy một chế độ dinh dưỡng ít chất béo, nhiều ngũ cốc lứt (nguyên chất, chưa chế biến), rau đậu, trái cây tươi và các thức ăn giàu chất xơ có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và ung thư.
 
Gạo lứt – muối vừng
Là nền tảng để có sức khỏe tốt, bởi vì chúng không có cholesterol, rất ít loại chất béo bão hòa, nhiều chất phytochemicals và chất xơ. Do đó chúng có khả năng làm giảm cholesterol trong máu, tức giảm thiểu mức độ lâm bệnh tim mạch. Ngoài ra, chúng cũng có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, bệnh loãng xương và các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. chức năng của thận
 
Hạt vừng hay được gọi là hạt mè
Với nhiều loại, phổ biến là vừng vàng, vừng trắng và vừng đen. Hạt vừng có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời, ngoài hàm lượng protein cao chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu, chất béo không bão hòa, không có cholestetol thì trong hạt vừng còn chứa lượng lớn các vitamin, các khoáng chất tự nhiên và các hợp chất hữu cơ bao gồm canxi, sắt, magiê, phốt pho, mangan, đồng, kẽm, chất xơ, thiamin, vitamin B6, axit folic… Vừng có hàm lượng selen rất cao có tính năng chống ung thư.
Nguồnhitasanti.com
Lượt xem22/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin liên quan

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng