Lợi ích tim mạch

Vì sao ăn chay vẫn bị máu nhiễm mỡ?

Cập nhật679
0
0 0 0
“Vì muốn giữ gìn sức khoẻ, tránh các bệnh người lớn tuổi hay mắc như mỡ máu, cao huyết áp, tiểu đường..., tôi mới chuyển sang ăn chay. Vấn đề là tôi không ăn mỡ thì làm sao lại thừa mỡ trong máu được”, Một bệnh nhân thắc mắc.
 Theo các bác sĩ, trường hợp trên không phải là hiếm gặp. Không chỉ những người ăn bình thường, ăn thịt cá, mỡ mới bị mỡ máu cao mà cả những người ăn chay trường vẫn mắc. Người ăn chay vẫn có thể bị máu nhiễm mỡ, thậm chí còn dễ bị hơn nếu thực đơn ăn chay chưa thực sự cân bằng và sinh hoạt không điều độ.

Bình thường trong máu có một tỷ lệ mỡ nhất định, được đánh giá bằng chỉ số xét nghiệm cholesterol, triglycerid... Nếu các chỉ số này cao hơn mức cho phép thì gọi là mỡ máu cao hay rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ. Mỡ máu cao không phải chỉ do ăn mỡ mà là do ăn các thực phẩm thừa năng lượng. Khi dùng thức ăn béo, hầu hết mỡ hình thành dưới dạng chất béo trung tính gọi là triglycerid hoặc khi tiêu thụ quá nhiều kcalo, kcalo cũng được chuyển đổi thành triglycerid và lưu trữ bên trong các tế bào mỡ. Điều này lý giải vì sao nhiều người ăn chay cũng không thoát khỏi bệnh.
 
Mỡ trong máu nhiễm mỡ nói chính xác hơn là chất béo, tức cả mỡ động vật lẫn dầu thực vật. Người ăn chay thường tiêu thụ ít lipid hơn do chỉ dùng dầu thực vật nhưng lại dễ ăn thừa tinh bột và món ngọt do dễ đói khi ngưng ăn thịt. Các thực phẩm ăn chay cũng có nhiều chất dinh dưỡng. Chẳng hạn trong các loại đậu, đặc biệt là đậu tương chất đường chiếm đến 15-25%, chất béo là 15-20%, chất đạm là 35-45%... Bên cạnh đó, các món chay hiện nay dùng nhiều dầu chiên và dầu được chiên đi chiên lại làm biến đổi chất lượng dầu, tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt.

Ngoài ra gan có khả năng tổng hợp cholesterol từ những chất khác như đường, đạm. Vì thế, người ăn chay bị rối loạn mỡ máu cũng có thể do rối loạn việc tạo cholesterol ở gan. Người ăn chay cần tính toán để có một chế độ ăn hợp lý, cân bằng giữa các thành phần: Tinh bột, đạm, đuờng, béo…, cái gì quá cũng là không tốt. Như trái cây rất tốt nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt, vì như thế một lượng đường fructose đáng kể trong trái cây biến thành mỡ.
 
Gây nguy hiểm đến sức khỏe
Bệnh mỡ máu cao nguy hiểm ở chỗ nếu không điều trị về lâu dài sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng như xơ, dày thành mạch máu, làm tăng huyết áp, tắc mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành, gây tai biến, suy tim về sau. Trong khi đó, biểu hiện bệnh ở người trẻ hầu như không có triệu chứng. Nhiều người chỉ vô tình phát hiện bệnh khi khám sức khỏe định kỳ hoặc thấy huyết áp cao, đau đầu, đi làm thêm xét nghiệm máu thì đã thấy bị mỡ máu cao. Ở người già biểu hiện rõ ràng hơn, có đến 90% có kèm theo tăng huyết áp, đái tháo đường.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu phát hiện sớm, có người chỉ cần chỉnh chế độ ăn, là tỷ lệ mỡ trong máu gần như trở lại bình thường. Trường hợp không đáp ứng được thì dùng thuốc điều chỉnh. Đây là cả một quá trình lâu dài, vì còn tùy thuộc vào độ nhạy của thuốc, kiêng khem của từng người và không có một liều nhất định.
 
Nguyên nhân
Hai nguyên nhân chính khiến bạn bị máu nhiễm mỡ là thiếu vận động và ăn quá nhiều tinh bột. Bạn cũng có thể ăn thừa lipid vì lipid - chữ chúng ta dịch là mỡ trong máu nhiễm mỡ nói chính xác hơn là chất béo nói chung, tức cả mỡ động vật lẫn dầu thực vật. Người ăn chay thường ít bị ăn quá nhiều lipid hơn do chỉ dùng dầu nhưng lại dễ ăn thừa tinh bột và món ngọt vì với nhiều người, việc ngưng ăn thịt khiến họ dễ đói hơn.

Khi nạp quá nhiều calo mà không tiêu thụ thông qua vận động thì calo sẽ biến thành mỡ tích trong gan, một trong những nguyên nhân gây bệnh gan nhiễm mỡ. Người ăn chay nếu dung nạp quá nhiều calo nhưng lại ít vận động vẫn có nguy cơ mắc bệnh mỡ máu, gan nhiễm mỡ... Nhiều món chay được chế biến chiên, xào nhiều dầu mỡ, thậm chí là dầu chiên đi chiên lại nhiều lần gây biến đổi chất, tăng cholesterol xấu.
 
Lời khuyên
Vì vậy, đầu tiên bạn cần giảm tinh bột. Với người bình thường, tinh bột cần chiếm khoảng 30% khẩu phần. Với bạn, nên giảm xuống còn 20% thôi. Tiếp theo, nên tăng cường các món luộc, món canh, giảm bớt các món chiên xào cần dùng nhiều dầu ăn. Tuyệt đối không dùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần và nên đi ăn ở những quán chay vệ sinh sạch sẽ đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hãy thay thế cho phần tinh bột cắt giảm bằng cách ăn thêm nhiều rau và trái cây cho đủ no. Trong đó, chú ý tăng cường ăn các loại rau có chứa chất xơ hòa tan. Đó là các loại rau mà khi ăn anh cảm thấy có chất nhầy, nhớt: Đậu bắp, rau đay, rau mồng tơi, mướp hương, rau lang… Chất xơ hòa tan này trực tiếp giúp anh giảm các chỉ số triglyceride, HDL, LDL.

Về trái cây, ưu tiên các trái cây như thanh long, bơ, kiwi, chuối… Vì thành phần của chúng cũng được chứng minh là giúp cải thiện tình trạng máu nhiễm mỡ, cholesterol cao. Bạn vẫn có thể ăn thêm bất kỳ thứ rau hay trái cây nào mình thích vì cho dù không cải thiện mạnh mẽ như các món tôi kể trên, các loại rau hay trái cây đều ít nhiều giúp ích cho bạn.

Song song đó hãy lên kế hoạch tập thể dục thường xuyên hơn, tăng cường vận động, tránh ngồi lâu một chỗ. Cần vận động cơ thể thường xuyên và đúng bài bản, ví dụ như tập thể dục buổi sáng, chơi các môn thể thao nhẹ hoặc đi bộ. Đi bộ nên thực hiện khoảng 60 phút hàng ngày, chia làm 3 - 4 lần, mỗi lần từ 15 - 20 phút, không nên đi bộ một lúc 60 phút, không đi bộ vào lúc trời nắng hoặc mưa, lạnh. Nên đi bộ quanh bờ hồ, đường mát mẻ không có xe ô tô, xe máy đi qua là tốt nhất.
Ngoài ra, người cao tuổi cần đi khám bệnh định kỳ để biết được tình trạng mỡ máu của mình, trên cơ sở đó sẽ được bác sĩ khám bệnh điều chỉnh liều lượng sử dụng thuốc giảm mỡ máu hợp lý.

 
Nguồndoctors24h.vn
Lượt xem20/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin liên quan

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng