Dinh dưỡng từ rau, củ

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe của ngô cho người ăn thuần chay

Cập nhật751
0
0 0 0
Hạt ngô được xếp vào nhóm ngũ cốc, thuộc họ cỏ (Poaceae), có nguồn gốc từ Châu Mỹ và là một trong những loại lương thực được phân bố khắp nơi trên Thế giới. Ngô không chỉ chứa tinh bột mà chúng còn giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin và các vi chất dinh dưỡng khác. Ngô vàng là loại ngô được sử dụng phổ biến nhất và ngô trắng có cùng giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên ngô vàng có hàm lượng chất xơ cao hơn. Trong số các loại ngũ cốc, ngô chứa những hợp chất phenolic cao nhất. Điều này có nghĩa là nó có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống ung thư tuyệt vời. Trong ngô còn có anthocyanin, coumarin, axit trihydroxybenzoic, axit vanillic, axit caffeic, axit ferulic, axit chlorogen, axit axetic hydroxyphenyl. Ngoài ra, các flavonoid như quercetin, rustin, hirsutrin, morin, kaempferol, naringenin, youperitin, zeaxanthin, lutein và các dẫn xuất của chúng cũng thường được thấy trong loại ngũ cốc này. Ngô có rất nhiều màu nhưng trong số đó ngô tím được cho là lựa chọn tốt nhất cho sức khỏe vì đây là một kho chứa anthocyanin. Tổng hàm lượng flavonoid trong ngô tím dao động từ 307,42 đến 337,51 mg/kg , trong khi ngô vàng có chứa từ 248,64 đến 281,20 mg / kg.
1 Bắp ngô có bao nhiêu calo?
Ngô (hay còn được gọi là bắp) là món ăn yêu thích của nhiều người. Ngô được trồng ở các khu vực nhiệt đới với khí hậu ôn hòa.  Tại Việt Nam, ngô được trồng ở khắp cả nước, không chỉ có ý nghĩa trong ẩm thực mà ngô còn được dùng nhiều trong chăn nuôi. Kết quả từ các nghiên cứu của chuyên gia, hàm lượng calo có trong một bắp ngô là 177 Kcal/ 100gr hạt ngô. Theo đó, calo và tinh bột trong ngô không thua kém bao nhiêu so với 1 bát cơm trắng.
Thành phần dinh dưỡng có trong 1 bắp ngô
Ngô là thực phẩm có chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh hàm lượng nước lớn, chất xơ cũng là 1 trong những thành phần chính có trong loại bắp này.
Chất xơ
Các loại ngô khác nhau cũng sẽ có những hàm lượng chất xơ khác nhau, thông thường trong khoảng 9 – 15%. Các loại chất xơ chủ yếu trong ngô là chất xơ không hòa tan, như hemicellulose, cellulose và lignin. Ngô nguyên hạt có chứa hàm lượng xơ lớn hơn các dạng ngô đã chế biến.
Carb
Giống như tất cả các loại hạt ngũ cốc, ngô chủ yếu bao gồm carb, chủ yếu là tinh bột, chiếm 28-80% trọng lượng khô. Ngoài tinh bột, trong ngô cũng chứa một lượng nhỏ đường (1-3%). Ngô ngọt (hay còn gọi là ngô đường), là một loại có chứa cực ít tinh bột (28%) và có hàm lượng cao đường (18%) mà chủ yếu là sucrose. Mặc dù ngô ngọt có hàm lượng đường tương đối nhưng không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, không gây lượng đường huyết tăng nhanh, bởi chúng không phải là loại thực phẩm có chỉ số glycemic cao.
Protein
Một thành phần dưỡng chất không thể thiếu trong ngô, đó chính là protein. Mỗi giống ngô khác nhau, hàm lượng protein cũng sẽ có sự chênh lệch ( lượng protein nằm trong khoảng 10-15%), trong đó, hàm lượng protein cao nhất chiếm 44-79% tổng hàm lượng protein có trong loại bắp này là zeins. Ngoài việc đem lại các giá trị dinh dưỡng tốt cho cơ thể, zeins còn là chất khá độc đáo và đã được sử dụng trong sản xuất keo dán, mực in, vỏ thuốc con nhộng, kẹo, và các loại hạt.
Dầu ngô
Hàm lượng chất béo của ngô nằm trong khoảng từ 5-6%, do đó, đây là một trong những loại thực phẩm ít chất béo được ưa chuộng. Tuy nhiên, người ta cũng phát hiện ra hàm lượng chất béo cực cao có trong mầm mầm ngô được một số người ứng dụng sử dụng trong nấu ăn thay thế cho các loại dầu ăn từ thực vật khác. Dầu ngô tinh chế chủ yếu gồm axit linoleic, một axit béo đa không bão hòa, phần còn lại là chất béo đơn không bão hòa và chất béo bão hòa. Ngoài ra, dầu ngô cũng có chứa một lượng đáng kể vitamin E, ubiquinone (Q10) và phytosterol có tác dụng trong việc giảm nồng độ cholesterol, làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa cho da. Tuy nhiên, mặc dù ngô nguyên chất có lợi cho cơ thể nhưng dầu ngô hạt được khuyến cáo không nên sử dụng.
Vitamin và khoáng chất
Bên cạnh các chất bên trên, ngô còn cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin: vitamin A, B, D,… cùng các khoáng chất vi lượng khác rất có lợi cho cơ thể. Chính vì vậy, ngô trở thành bữa sáng yêu thích của nhiều người đã tạo năng lượng cho một ngày mới.
Các hợp chất thực vật khác
Ngô có chứa một số hợp chất thực vật có hoạt tính sinh học, một số chất trong đó có thể có lợi ích nhất định đối với sức khỏe. Ngô cũng được chứng minh có chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa hơn so với nhiều loại hạt ngũ cốc thông thường khác.
Axit ferulic: Đây là một trong những chất chống oxy hóa dạng polyphenol chính trong ngô. Hàm lượng chất này trong ngô cao hơn so với các loại ngũ cốc khác như lúa mì, yến mạch, gạo .
Anthocyanins: Một nhóm các chất chống oxy hóa chịu trách nhiệm cho việc tạo ra màu sắc của ngô như màu xanh, màu tím và màu đỏ.
Zeaxanthin: Có chức năng cải thiện sức khỏe của mắt.
Lutein: Một trong những carotenoid chính có trong ngô. Giống như zeaxanthin, chất này được tìm thấy trong mắt người (võng mạc), nơi nó đóng vai trò như là một chất chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương bởi ánh sáng màu xanh.
Axit phytic: Một chất chống oxy hóa có thể làm giảm sự hấp thu các khoáng chất dinh dưỡng như kẽm và sắt.
Lợi ích của việc ăn ngô
1. Kiểm soát bệnh tiểu đường
Khi lượng đường trong máu tăng cao thì dẫn đến nồng độ oxy trong máu thấp và các gốc tự do làm cho tình trạng thiếu oxy trở nên trầm trọng hơn. Các anthocyanin và flavonoid có trong ngô là những chất chống lại gốc tự do mạnh. Chúng loại bỏ các gốc tự do, cải thiện lưu lượng máu, bảo vệ tế bào tuyến tụy, tăng tiết insulin và ngăn ngừa suy thận.
2. Giảm cân
Râu ngô vốn là nhụy của ngô, chúng là các sợi màu xanh hoặc vàng, có chứa nhiều flavonoid, tannin, saponin, alkaloids, sitosterol, cùng với canxi, kali và magiê. Các chất phytochemical trong râu ngô điều chỉnh các gen kiểm soát sự tích tụ chất béo, biệt hóa tế bào mỡ trong khi làm tăng tốc độ lipolysis và chuyển hóa axit béo. Điều này có khả năng giúp bạn giảm cân. Tuy nhiên, đối với hạt ngô thì đã có nhiều bằng chứng cho thấy gây nên tình trạng tăng cân và béo phì do hàm lượng tinh bột dồi dào.
3. Giảm viêm
Viêm là cách cơ thể bạn đối phó với các mối đe dọa như mầm bệnh, gốc tự do, kim loại nặng, chất trung gian độc hại, quá liều, thiếu hụt, kích thích bên ngoài và bất kỳ căng thẳng sinh lý bất lợi nào khác. Các protein và chất phytochemical có trong ngô có tác dụng bảo vệ cho cơ thể bạn khỏi các tác nhân gây viêm. Các flavonoid như quercetin, naringenin và lutein cùng với anthocyanin cũng ức chế sự kích hoạt của một số gen gây viêm và cơ chế tế bào. Theo lý thuyết này, chế độ ăn giàu ngô có thể làm giảm táo bón, hen suyễn, viêm khớp, bệnh ruột kích thích và viêm da.
4. Tăng hàm lượng chất sắt
Thiếu máu do thiếu sắt trong cơ thể bạn là sự sụt giảm nồng độ hemoglobin . Trẻ thiếu máu có sự phát triển chậm chạp, chậm phát triển nhận thức và hệ thống miễn dịch yếu. Sắt đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy và dinh dưỡng. Trong ngô chứa một hàm lượng sắt rất dồi dào, thêm ngô vào chế độ ăn với một hàm lượng thích hợp có thể giải quyết các vấn đề về thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ. Chất sắt cũng rất cần thiết cho sức khỏe của mắt, tóc và da.
5. Cải thiện thị lực
Lutein và zeaxanthin là hai caroteno đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thị lực. Sự thiếu hụt các carotenoit này gây ra đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng và các rối loạn nhãn khoa do tuổi tác. Ngô chứa 21,9 μgg lutein và 10,3g zeaxanthin, cùng với ß-cryptoxanthin và ß-carotene. Hàm lượng carotene được phát hiện chứa nhiều nhất trong ngô vàng và thấp nhất trong ngô trắng và xanh.
 
NguồnTổng hợp
Lượt xem21/07/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng