Dinh dưỡng từ rau, củ

Thành phần dinh dưỡng và lợi ích của khoai tây

Cập nhật639
0
0 0 0
Khoai tây là một trong những thực phẩm ít chất béo với các chất dinh dưỡng và cấu hình phytochemical độc đáo và đặc biệt giàu vitamin C, vitamin B-6, kali, mangan và chất xơ. Khoai tây chiếm 25% phenol thực vật trong chế độ ăn uống của người Mỹ, đóng góp lớn nhất trong số 27 loại rau thường được tiêu thụ ở Hoa Kỳ, bao gồm flavonoid (quercetin và kaempferol), axit phenolic (axit chlorogenic và axit caffeic), và carotenoid (lutein và zeaxanthin).
Thành phần dinh dưỡng của khoai tây
Chất xơ
Mặc dù khoai tây không phải là loại thực phẩm giàu chất xơ, nhưng chúng có thể cung cấp một lượng chất xơ đáng kể cho những người thường xuyên ăn chúng. Phần vỏ của củ khoai tây là nơi chứa nhiều chất xơ nhất, chiếm 12%. Trong khi đó, các sợi khoai tây chủ yếu ở dạng không hòa tan, chẳng hạn như pectin, cellulose và hemiaellulose. Hơn nữa, khoai tây cũng chứa các lượng tinh bột kháng khác nhau, đây là một loại chất xơ đi nuôi dưỡng các lợi khuẩn sinh sống trong ruột và giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa. Tinh bột kháng cũng góp phần kiểm soát lượng đường trong máu của cơ thể.
Phenolics
Khoai tây cũng là nguồn cung cấp phenol dồi dào và chứa 36 mg tương đương axit gallic trên 150 g khoai tây tươi. Tổng hoạt tính chống oxy hóa của 150g khoai tây tươi được ước tính tương đương với 124,5mg vitamin C; con số này cao hơn nhiều so với tổng hoạt tính chống oxy hóa của 14,4mg vitamin C trong 150g khoai tây tươi, cho thấy rằng chất phụ gia và cơ chế hiệp đồng của các chất phytochemical trong khoai tây có thể góp phần vào các hoạt động chống oxy hóa của chúng. Khoai tây chiếm 25% phenol thực vật trong chế độ ăn uống của người Mỹ, đóng góp lớn nhất trong số 27 loại rau thường được tiêu thụ ở Hoa Kỳ.
Chất đạm
Khoai tây có hàm lượng protein khá thấp, dao động từ 1- 1,5% khi còn tươi, và từ 8-9% theo trọng lượng khô. Trên thực tế, nếu so sánh với các loại cây lương thực thông thường khác, chẳng hạn như lúa mì, gạo và ngô thì khoai tây có lượng protein thấp nhất. Loại protein chính có trong khoai tây là patatin, có thể gây ra phản ứng dị ứng đối với một số người. Vì vậy, những người có cơ địa dễ bị dị ứng hãy cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng chúng. Khoai tây cũng là nguồn cung cấp nhiều vitamin và các khoáng chất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là kali và vitamin C.
Vitamin
Khoai tây là nguồn cung cấp vitamin C (axit ascorbic) dồi dào. Andre và các cộng sự đã báo cáo rằng hàm lượng vitamin C trong khoai tây dao động từ 22 đến 69mg trên 100g trọng lượng khô tùy thuộc vào giống cây trồng. Một củ khoai tây nướng cỡ vừa (173g, trọng lượng tươi) cung cấp 16,6mg vitamin C, có thể đáp ứng 27,7% giá trị hàng ngày. Điều này rất quan trọng để mọi người có được đủ lượng vitamin C ở nhiều khu vực trên thế giới, nơi khoai tây là một loại rau chiếm ưu thế. Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu và đóng một chức năng quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen để ngăn ngừa bệnh còi, một bệnh do thiếu vitamin C. Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa tuyệt vời để loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa stress. Khoai tây cũng là nguồn cung cấp vitamin B-6 dồi dào, rất cần thiết để điều chỉnh chức năng hệ thần kinh và sự trao đổi chất. Một củ khoai tây nướng cỡ trung bình (173g, trọng lượng tươi) cung cấp 0,54mg vitamin B-6, có thể đáp ứng 27% giá trị hàng ngày.
Flavonoid
Trong khoai tây, các flavonoid phong phú nhất là quercetin glycoside, quercetin, kaempferol glycoside và kaempferol, tiếp theo là catechin và rutin. Khoai tây có vỏ màu rất giàu anthocyanin, chủ yếu là các dẫn xuất của cyanidin, patanin, delphinidin và peonidin, và tổng hàm lượng anthocyanin trong khoai tây có vỏ màu nằm trong khoảng từ 14 đến 16.330 μg/g trọng lượng khô.
Glycoalkaloids
Glycoalkaloid là độc tố tự nhiên được tạo ra trong khoai tây trong quá trình nảy mầm. 2 glycoalkaloid chính trong khoai tây là α-chaconine và α-solanine, và tỷ lệ của các hợp chất này khác nhau. Glycoalkaloid được tổng hợp như cơ chế bảo vệ tự nhiên chống lại mầm bệnh, côn trùng, ký sinh trùng và động vật ăn thịt và chủ yếu khu trú ở da với mức độ cao nhất xung quanh mắt của lớp ngoài khoai tây. Các hợp chất này gây độc cho người và có thể gây chết người ở nồng độ >330mg/kg mẫu. Giá trị LD 50 của α-chaconine và α-solanine là 23 và 34mg/kg. Loại bỏ mầm và vỏ khoai tây trước khi nấu giúp loại bỏ gần như tất cả glycoalkaloid.
Lợi ích sức khỏe của khoai tây
Khoai tây là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng thiết yếu và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời, bao gồm:
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Tăng huyết áp là một dấu hiệu điển hình của chứng huyết áp cao bất thường, đây cũng là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến bệnh tim. Trong khoai tây có chứa một số khoáng chất và hợp chất thực vật có tác dụng giảm huyết áp hiệu quả. Đặc biệt, với hàm lượng kali cao cũng góp phần cải thiện các tình trạng cao huyết áp, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Một số chất khác có trong khoai tây như axit chlorogenic và kukoamine cũng có thể hạ huyết áp xuống mức thấp hơn.
Kiểm soát cân nặng
So với các loại thực phẩm giàu carb khác, khoai tây có khả năng gây no nhanh chóng, kéo dài cảm giác no sau bữa ăn, làm giảm các cơn thèm ăn và lượng calo nạp vào cơ thể, từ đó góp phần kiểm soát và giảm cân hiệu quả, nhất là những người thừa cân, béo phì. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trong khoai tây còn chứa một loại protein đặc biệt, có tên là proteinase 2 (PI2). Đây là một chất ức chế, giúp ngăn chặn các cơn thèm ăn. Mặc dù PI2 có khả năng hạn chế các cơn thèm ăn khi được sử dụng ở dạng nguyên chất, nhưng không rõ liệu nó có ảnh hưởng gì đến lượng vi lượng có trong khoai tây hay không.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Trong khoai tây có chứa tinh bột kháng, là loại tinh bột không bị phá vỡ và được hấp thụ hoàn toàn khi vào cơ thể. Tinh bột kháng khi đi đến ruột già sẽ trở thành nguồn thức ăn cho các lợi khuẩn trong ruột. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tinh bột kháng có nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe, trong đó có khả năng giảm kháng insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Để làm tăng thêm lượng tinh bột kháng có trong khoai tây, bạn nên bảo quản chúng trong ngăn mát tủ lạnh qua đêm.
Giảm viêm
Theo trang tin NDTV, với tính chất kiềm và kháng viêm, khoai tây giúp làm dịu loét dạ dày và tá tràng, cũng như làm giảm a xít dạ dày. Loại thực phẩm này cũng có tác làm giảm viêm liên quan đến viêm khớp. Hãy thêm khoai tây vào chế độ ăn uống của bạn, nhưng hãy nhớ rằng ăn bất cứ thứ gì quá mức đều có hại. Điều độ là chìa khóa của sức khỏe.
Giúp thúc đẩy tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ cao của khoai tây giúp tiêu hóa “mượt mà” hơn. Chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy nhu động ruột. Khoai tây cũng có thể giúp bạn phục hồi nhanh chóng từ bệnh tiêu chảy, theo trang tin NDTV. Ngoài ra, loại thực phẩm này rất giàu kali, một khoáng chất bị thất thoát rất nhiều trong quá trình tiêu chảy.
Thúc đẩy giấc ngủ
Tryptophan, vốn được tìm thấy tự nhiên trong khoai tây, là một thuốc an thần tự nhiên đảm bảo giấc ngủ ngon. Ngoài ra, kali trong khoai tây hoạt động như một chất làm giãn cơ, giúp đảm bảo thêm cho giấc ngủ của bạn và cho bạn cảm giác thư giãn nhiều hơn.
 
NguồnTổng hợp
Lượt xem10/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết

Tin Nổi bật

Tin xem nhiều

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng