Bảo vệ môi trường

Ăn thuần chay để bảo vệ môi trường, bảo vệ chính cuộc sống chúng ta

Cập nhật1839
0
0 0 0
Có rất nhiều người rất muốn bảo vệ môi trường, nhưng họ không biết làm thế nào là tốt nhất. Vì với người dân thì kêu gọi nhà máy ngừng thải khí nhà kính là không thể, mà cũng không thể làm cho xe trên đường ngừng chạy. Với nhiều người thì đi xe buýt hay xe đạp là rất khó vì lý do khoảng cách và công việc. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể làm gì đó thật thiết thực để bảo vệ hành tinh này. Trước hết chúng ta hãy xem tình hình cấp bách của Trái Đất chúng ta.
Có rất nhiều cách để sống xanh. Trong đó, ăn thuần chay, có thể nói là lối sống xanh nhất lại ít thấy ai đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng.
Bạn có biết:
1 kg Thịt Bò = 16kg Ngũ cốc + 10 Vạn lít nước + Ăn Mòn 36kg đất xốp + Sản Sinh 40kg chất thải + 13kg CO2 + Phân Bò có hơn 100 chất khí gây ô nhiễm
Tác hại và sự lãng phí của ngành chăn nuôi
Ngành chăn nuôi lãng phí nhiều nước nhất, thải ra khí nhà kính gần nhiếu nhất, ô nhiễm nhất, kém hiệu quả nhất. Để sản xuất 1kg thịt, cần phải tiêu hao 10kg thực phẩm, 15000 lít nước. Để có 1 lít sữa, cần 990 lít nước. Năng lượng để sản xuất 1kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100kW cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1kg thịt sẽ thải ra 36,4kg CO2 bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155km. Mà trên thế giới có gần 20 tỉ gia súc. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn. Mỗi ngày có 25.000 người chết vì đói, và tình trạng này sẽ còn nhiều hơn nữa nếu thiên tai cứ xảy ra liên tục. Vậy mà chúng ta phải chia 38% lương thực của chúng ta cho gia súc ăn. 30% diện tích đất là cho gia súc. 33% ruộng đất dùng để sản xuất lương thực cho gia súc. Con người phải chia nguồn lương thực, nguồn nước, đất đai cho gia súc trong khi gần 1 tỉ người trên thế giới sống trong cảnh nghèo đói, không đủ nước sạch sinh hoạt. Để có thêm nhiều diện tích chăn nuôi, con người đốt rừng, mở thêm nông trại. 18% khí nhà kính là do đốt rừng. 20% nông trại trên thế giới bị thoái hóa, không thể trồng trọt được nữa. Khi diện tích rừng bị thu hẹp dẫn đến rất rất nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nữa như phá hủy sinh thái, lũ lụt, hạn hán, nhiều động vật bị tuyệt chủng, xói mòn, …
Tình hình trái đất
Việc nóng lên toàn cầu không còn là vấn đề của mấy trăm năm sau, mấy chục năm sau mà là vấn đề cấp bách ngay bây giờ. Quan niệm bảo vệ môi trường cho con cháu chúng ta đã lỗi thời, hãy lo cho chính bạn đi. Thiên tai xảy ra mọi nơi, ngày càng nhiều, ngày càng dữ dội. Không cần nói nhiều, chúng ta có thể dễ dàng biết được chỉ trong vài năm gần đây thôi đã có biết bao người chết, bao nhiêu thành phố bị phá hủy. Thiên tai liên tiếp xảy ra không ngừng. Theo dự đoán của các nhà khoa học thì với tốc độ băng ở Bắc cực tan chảy nhanh chóng như hiện nay thì tới mùa hè năm 2012 sẽ không còn băng ở Bắc cực nữa. Nguyên nhân do khí CO2 làm nóng lên toàn cầu. 19% khí được thải ra từ ống khói nhà máy, 15,5% do khói xe hơi, tàu thủy, máy bay. 18% là do ngành sản xuất chăn nuôi. Ngành chăn nuôi thải ra nhiều khí CO2 hơn so với tất cả khói xe, tàu, máy bay trên toàn thế giới này thải ra.
Bảo vệ môi trường bằng chế độ ăn thuần chay
Theo một báo cáo gần đây của Liên hiệp quốc thì đến năm 2030, chúng ta chỉ còn có thể sử dụng 60% lượng nước sạch nếu như không có chính sách hiệu quả từ chính quyền các nước. Tình trạng này cũng được dự đoán sẽ trở nên xấu hơn vì sự gia tăng dân số, cũng như thói quen sử dụng thực phẩm từ động vật cũng đang tăng lên đáng kể. Chính vì vậy, thói quen ăn uống chính là một trong những biện pháp nhanh nhất để cải thiện tình trạng trên. Mặc dù có nhiều số liệu thống kê khác nhau, nhưng trung bình một người ăn thịt cần ít nhất gấp ba lần lượng nước sạch so với một người ăn thuần chay.
Ví dụ: Cần đến 15,550 lít nước để sản xuất 1 kg thịt bò , trong khi đó để sản xuất 1 kg cà chua thì chỉ cần sử dụng 180 lít nước, hay chỉ cần 250 lít nước để sản xuất 1 kg khoai tây.

Bạn có thể thấy rằng các thực phẩm từ động vật tiêu tốn rất nhiều tài nguyên so với rau củ. Trên toàn thế giới, ngành nông nghiệp sử dụng khoảng 70% nguồn nước sạch, so với chỉ 20% dành cho ngành công nghiệp và khoảng 10% dành cho các hộ gia đình. Bởi vì đất trồng trọt cần phải được tưới tiêu thường xuyên để sử dụng cho nông nghiệp, cũng như cải thiện và nâng cao năng suất cây trồng. Tuy nhiên, phần lớn đất này hoàn toàn bị lãng phí bởi vì được dùng để trồng thức ăn gia súc, thay vì trồng thực phẩm trực tiếp cho con người. Vì vậy, lượng nước sử dụng cho đất trồng, cũng như cho chăn nuôi gia súc cũng là nguyên nhân gây lãng phí tài nguyên. Chính vì phần lớn thức ăn gia súc được trồng ở các nước đang phát triển, nơi mà nguồn nước uống đang bị khan hiếm, chế độ ăn thuần chay sẽ góp phần giảm nhu cầu nước sạch trên toàn thế giới. 
Ô nhiễm nguồn nước
Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng là nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm nguồn nước. Phân chuồng từ gia súc và các loài vật nuôi khác gây ô nhiễm mạch nước ngầm, sông và suối, hàm lượng nitơ và phốt pho trong phân cũng giết chết cá tự nhiên và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các loài động vật khác. Ngoài ra, những chất thải khác như amoniac cũng là nguy cơ tạo ra mưa axit. Hơn nữa, việc tăng nhu cầu thức ăn chăn nuôi cũng làm gia tăng sản xuất cây trồng và tài nguyên tiêu thụ. Hãy chuyển sang chế độ ăn thuần chay để giảm bớt nhu cầu này!
Tiêu thụ ít nguồn tài nguyên hơn từ việc ăn thuần chay
Song song với sự phát triển kinh tế và công nghệ, việc đảm bảo nguồn lương thực (và đất đai) đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (FAO) ước tính rằng cứ 9 người thì có 1 người bị suy dinh dưỡng kinh niên.
Dự kiến rằng năm 2050, dân số thế giới sẽ tăng từ 9 đến 11 tỷ người, câu hỏi lớn nhất chúng ta cần đối mặt chính là: làm sao có đủ thực phẩm để nuôi sống bản thân? Ngay cả khi giải quyết vấn đề kinh tế, thì đất đai cũng là trở ngại chính. Chúng ta chỉ có một diện tích đất nông nghiệp cố định và hạn chế, nên cần phải được sử dụng hiệu quả để có thể cung cấp đủ thực phẩm cho cả thế giới. Đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang làm giảm số lượng và chất lượng đất trồng trọt, gây sa mạc hóa và các vấn đề sinh thái khác. Trong khi đó, gia súc lại tiêu thụ nhiều nông sản, nước và calo cho chức năng cơ thể hơn là chuyển đổi thành thịt, trứng và sữa. Chính vì vậy, chế độ ăn chứa nhiều thịt chính là sự lãng phí tài nguyên lớn nhất trong kỷ nguyên chúng ta.
Bạn có thể cải thiện gì qua chế độ ăn của mình?
Theo các nhà nghiên cứu, chế độ ăn thuần chay chỉ chiếm ⅓ diện tích canh tác cho với chế độ ăn chứa thịt. Điều này có nghĩa là, hơn 3,5 tỷ người có thể được nuôi sống chỉ nhờ vào thức ăn dành cho gia súc hiện nay. Chúng ta đang gặp một tình trạng tiến thoái lưỡng nan rằng, mặc dù dân số ngày càng tăng, thậm chí 800 triệu người hiện nay không có đủ lương thực, thì chúng ta vẫn tiếp tục lãng phí đất nông nghiệp vào gia súc công nghiệp, trong khi điều này không bền vững và hoàn toàn không hợp lý. Để tránh được nạn kham hiếm lương thực toàn cầu, chúng ta phải tận dụng các nguồn tài nguyên một cách bền vững, trong đó bao gồm lựa chọn các thực phẩm từ thực vật cho bữa ăn hàng ngày của bạn.
Ăn thuần chay có lợi gì?
Trong những cách bảo vệ môi trường thì ăn thuần chay là phương pháp đứng đầu. Là một người dân bình thường làm sao có thể làm các ống khói nhà máy ngưng thải khói, làm sao có thể giảm bớt xe trên đường. Việc ăn thuần chay ngoài việc bảo vệ sức khỏe chính bản thân người ăn thuần chay. Nó còn là cách tốt nhất mà một người có thể làm ngay để bảo vệ môi trường sống. Ăn thuần chay tức là không còn ăn thịt, cá, trứng, sữa. Mỗi 1kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4kg CO2. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người. Nếu không có cầu thì cung cũng biến mất. Chúng ta sẽ không phải tốn 38% lương thực của chúng ta. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi. Hãy chuyển sanh chế độ ăn thuần chay vì sức khỏe của bạn, gia đình bạn, tương lai con bạn, sự sống của bạn, cho hệ sinh thái, cho nguồn nước bạn đang dùng, cho bầu không khí bạn đang thở, cho mẹ Trái Đất thân yêu của chúng ta.
Một số bằng chứng cho việc ăn thuần chay là bảo vệ môi trường
Tại thành phố Ghent (Bỉ), chiến dịch ăn chay đang được triển khai rầm rộ nhằm khuyến khích người dân mỗi tuần một ngày ăn thuần chay để bảo vệ môi trường và chống lại hiện tượng biến đổi khí hậu. Đây là thành phố đầu tiên ở châu Âu và có lẽ là thành phố đầu tiên trên thế giới có cách làm mới này.
Ông Balthazar cũng cho rằng, ăn thuần chay sẽ giúp tiết kiệm nguồn nước, vì để sản xuất 1 kg thịt tốn rất nhiều nước. Ngoài ra, ăn ít thịt cũng sẽ rất tốt cho sức khoẻ, vì giảm nguy cơ bị bệnh tim, tiểu đường và béo phì.
Người dân thành phố 240 ngàn dân của Bỉ đã phản ứng rất tích cực với chiến dịch ăn chay. Barbara Ardenois, Sinh viên, 23 tuổi nói: “Tôi nghĩ, đây là một ý tưởng hay. Tôi thực sự ủng hộ chiến dịch này, vì trước đây khi muốn ă chay ở nhà hàng thì ít sự lựa chọn hơn”.
Tổ chức Nông Lương Quốc Tế (FAO) khuyên ta nên hành động gấp (Urgent action is required to remedy the situation). Nghĩa là phải giảm thiểu ít nhất là 50% công nghiệp sản xuất thịt. Và như vậy nhân loại phải bỏ ăn thịt bớt 50%.
 
NguồnTổng hợp
Lượt xem14/06/2021
0 0 0
Chia sẻ bài viết
Tags

Tin liên quan

Trang chủ Liên hệ Tìm kiếm Tài khoản Danh mục
Hệ thống đang xử lý
Thông tin liên hệ của quý khách đã được gửi đến cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ nhanh chóng tiếp nhận và phản hồi thông tin cho quý khách trong thời gian thích hợp nhất. Đóng